Những món ăn hải sản là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng các bạn có biết để có những món ăn hải sản ngon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe thì bước đầu tiên quan trọng nhất cần phải sơ chế được chúng.
1. Cá biển
Trước khi thực hiện chế biến các bạn cần làm sạch cá biển, hãy rửa sạch hết phần nhớt trên thân cá và làm sạch vảy, cắt vây. Nếu cá không có vảy, nên cắt bỏ phần mỡ trên da cá vì đây là phần tập trung nhiều chất ô nhiễm nhất trên mình cá biển. Một số cá có mùi tanh thì bạn bạn hãy chà sát muối hạt lên cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch, như vậy mùi tanh của cá cũng sẽ giảm đi gips khi nấu món cá sẽ ngon hơn.
Cá biển có thịt chắc và ngon nhưng có nhiều loại có giá thành khá thấp hấp dẫn người tiêu dùng yêu thích. Với cách sơ chế trên chúc các bạn thành công nhé.
2. Sứa tươi
Trước khi thực hiện chế biến, bạn hãy dùng muối ăn làm sạch 3 lần cho sứa ra nước liên tục để loại bỏ chất độc có trong thân nó. Nếu các bạn không có muối dùng, thì có thể rửa sạch rồi ngâm sứa trong dấm khoảng 15 phút, cuối cùng thì mang chúng đun trong nước sôi đến 100 độ C.
3. Sơ chế Cua
Khi mua cua về hãy rửa sạch bằng cách lấy bàn chải cọ sạch các vật bẩn ở chân và càng cua hoặc ngâm cua vào trong nước muối khoảng vài tiếng, sau đó đem ra phơi khô, trước khi chế biến đem rửa sạch lại là các bạn có thể tùy theo yêu cầu món ăn mà bạn để nguyên con hoặc tách mai cua ra, bỏ phần yếm và lông cua bên trong.
4. Sơ chế Tôm
Phần lớn các món ăn về tôm trong nhà hàng – khách sạn đều được yêu cầu cần phải lột vỏ và rút chỉ đen. Khi sơ chế, bạn đem tôm rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu tôm, đặt tôm nằm ngang trên thớt, dùng 2 ngón cái giữ 2 bên vỏ sát phần gần đầu và chân tôm, dùng lực tay đẩy nhẹ theo chiều thân tôm để vỏ bong ra. Dùng dao khứa dọc theo sống lưng hoặc dùng tăm rút phần chỉ đen trên lưng tôm bỏ đi. Rồi rửa lại tôm 1 lần nữa cho sạch trước khi đem đi chế biến.
5. Sơ chế Mực
Bước 1: Nắm chặt và kéo nhẹ phần râu mực ra khỏi thân.
Bước 2: Loại bỏ phần túi mực và tuyến tiêu hóa trên phần râu mực.
Bước 3: Rút phần xương sống màu trắng ra khỏi thân mực.
Bước 4: Xẻ dọc phần thân và loại bỏ phần nội tạng còn dính lại bên trong thân mực.
Bước 5: Dùng dao cắt nhẹ một đường bên ngoài phía đầu thân mực để lột da mực.
Bước 6: Rửa sạch rồi cắt theo yêu cầu món ăn.
6. Hải sản có vỏ
Các loại hải sản như nghêu, sò, ngao các loại... nên được rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3-5 giờ để chúng nhả hết cát và các chất bẩn bên trong rồi mới chế biến. Trong quá trình ngâm nên thay nước vài lần để rửa trôi các chất bẩn.
7. Hải sản khô
Để loại bỏ các chất độc hại từ các món tôm, mực, cá khô, các bạn nên dùng nước đun sôi chúng trong khoảng 10 - 15 phút rồi để ráo, sau đó mới chế biến thành các món ăn chín.